VƯỜN HỒNG – Truyện Sex Bạo Dâm – Update Tập 19
LỜI NÓI ĐẦU
Câu chuyện xoay quanh gia đình của Đạt, kể từ khi Đạt bắt đầu tiếp xúc với những nhân vật có “tầm cỡ” trong xã hội, mọi thứ xung quanh “hắn” dần dần thay đổi, mở màn cho thuyết âm mưu phá hoại hạnh phúc gia đình của những kẻ có xu hướng tình dục độc lạ và những mối tơ duyên nghiệt ngã khiến cho những nhân vật trong truyện phải đau khổ, dằn vặt bản thân suốt đời.
Truyện không chỉ đơn thuần nói về các cảnh sex, các cuộc làm tình mà còn nói về cả những mặt trái của xã hội, những thứ cảm xúc đau thương có, ân hận có và cả những tội lỗi cần được đưa ra bên ngoài ánh sáng.
Nguồn: Thiên Địa 88
VƯỜN HỒNG
TẬP 1: Ngày Ấy
Chiều “Thu” thoang thoảng, lá vàng rơi,
Bóng “Hồng” lả lướt, khuất xa vời.
Có người thanh niên cưỡi ngựa gió,
Lướt ngang tiện tay ngắt khóm hoa.
Sắc “Hương” ngát trời, người thay đổi,
Đêm đêm thôi đẩy vì lệ nhòa.
Thức giấc canh ba, trời chưa sáng,
Mi mắt miên man, giọt buồn vương.
“Hoa” kia vì ai mà héo úa?
Sắc tàn, thân tạ, hóa phôi phai!
Nhớ “Nhung” day dứt, sự đã đành.
Trăng treo đầu ngỏ, “Mộng” tàn canh.
(Trích đoạn Hồi Ức, tập thơ Vườn Hồng Năm Xưa – tác giả Sài Lang – )
Tôi là Đạt, thằng con một trong nhà. Ngày ấy tôi là một thằng đàn ông chỉ mới bước vào cái ngưỡng cửa cuối thanh niên, đầu trung niên và cũng vừa mới lập gia đình được khoảng vài tháng.
Vợ của tôi kém tôi 5 tuổi, hai chúng tôi ở cùng quê, chung tỉnh An Giang, em ở Tân Châu còn tôi ở Châu Đốc.
Vốn sinh ra và lớn lên tại vùng miền tây sông nước, nhưng vào năm 2013, gia đình tôi gặp phải một số chuyện trục trặc về việc canh tác quản lý đất đai trồng trọt với bên xã, tranh chấp cãi vã tới lui mà chẳng thấm đâu vào đâu, ba má tôi sau vụ đấy giận lắm, hai ông bà quyết định dứt áo ra đi, bỏ xứ tìm nơi khác để làm ăn.
Phải mất hơn một năm trời ròng rã, gia đình tôi mới thanh lý được hết đất đai, tổng cộng đất của nhà tôi lúc đấy lên đến hơn chục mẫu, gồm cả đất ruộng và đất nền đã lên thổ cư, ba má tôi gọi “cò” chạy tới chạy lui, năm lần bảy lượt mới dàn xếp êm xuôi hết mọi thứ, nhìn đống sổ đỏ và giấy tờ lộn xộn toàn những con chữ và dấu mộc khiến tôi hoa hết cả mắt, chỉ có thể lủi thủi đi vòng vo, còn chuyện giấy tờ thì để cho hai ông bà một tay lo liệu.
Có tiền trong tay rồi, sau đó là tới việc chuyển đi đâu, giữa lúc ba má tôi đang phân vân, má tôi thì muốn đi lên Sài Gòn sống cuộc sống nơi phồn hoa quý phái, vì vốn dĩ xuất thân của bà năm xưa từng là cô con gái út của một gia đình quyền quý ở tại cái đất Sài Gòn. Còn về phần ba tôi, ông thì có ý muốn tìm một vùng quê hẻo lánh xa xăm sống một đời tĩnh lặng, dĩ nhiên là hai ông bà kéo theo cả vợ chồng tôi vào cuộc tranh luận rồi!
Nhưng mà vài ngày sau đó, dòng họ bên ngoại tôi có vài bà dì vài ông cậu của má ở tận trên Đà Lạt, khi hay tin ba má tôi bán đất ở dưới quê, họ cũng có gọi điện thoại cho và hỏi thăm đủ thứ, sau đó lại tình cờ giới thiệu cho mấy lô đất ở trên đấy, tôi cũng không biết mấy bà dì với mấy ông cậu nói như thế nào mà lại có thể khiến cho hai ông bà nhà tôi hồi tâm chuyển ý ngay và thế là…cả nhà bốn người chúng tôi bắt đầu thu xếp hành lí, như bốn thầy trò Đường Tăng dẫn nhau đi lên cái “xứ sở thần tiên” Đà Lạt kia để thỉnh kinh vậy. Cũng chính từ mốc thời điểm này, một cơn giông tố dữ dội đã sắp sửa đổ bộ đến trên đầu gia đình của tôi.
…
20210901_184230.jpg
(Hình ảnh minh họa thành phố ngàn sương)
Thành phố Đà Lạt ngàn năm thơ mộng gắn trên mình với cái tên thành phố sương mù, sở dĩ có cái tên ấy là vì chốn này vào lúc sáng sớm thường có sương mù dày đặc phủ kín khắp nơi, cảnh vật chìm đắm trong làn sương mờ ảo. Đồi núi thấp thoáng trập trùng nối tiếp nhau, những cánh rừng thông bạt ngàn kéo dài tận tít những chân đồi xa vắng. Cái khung cảnh ấy sao mà êm đẹp quá, nó gợi nhớ, làm cho người ta cảm thấy thật bình yên, như thể quên đi hết mọi ưu phiền chất chứa trong tâm can.
Ngày ấy, ba má tôi may mắn được người quen giới thiệu cho vài miếng đất ở ngay tại thành phố Đà Lạt, nói thẳng ra cũng nhờ có mấy bà dì, ông cậu làm bên bất động sản nên việc tìm nhà đất đối với ba má tôi là một việc không quá khó khăn. Phải nói là chúng tôi đã chọn đúng thời điểm tốt để mua đất, ba má tôi vừa lên Đà Lạt được đâu đó vài hôm thì liền nhìn trúng một miếng đất nằm ở thôn Tầm Xá, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng thuộc thành phố Đà Lạt.
Miếng đất có diện tích 11000 mét vuông, lại còn có cả một căn nhà cấp bốn, thiết kế kiểu nóc thái khá là bắt mắt, trước là mặt tiền đường cái, sau lưng giáp đồi núi xanh ngát, hai bên hông thì cũng có vài nhà dân sinh sống, nói chung là cảnh quan cũng tương đối ổn và gần gũi, cả nhà chúng tôi sau cái hôm đi coi nhà về thì ai cũng ưng bụng lắm, má và vợ tôi đều bày tỏ sự thích thú rõ ra ở ánh mắt, chỉ có ba tôi là hơi trầm ngâm, dường như ông đang nghĩ tới một cái gì đó.
Sau đấy nhờ có mấy dì, mấy cậu phụ giúp, liên hệ được với chủ đất chỗ đó, hai bên cùng gặp mặt rồi thương thảo về giá cả, coi có hạ xuống được chút nào không, bởi chủ đất họ hét giá lên tới tận 7,7 tỷ, tức là 700k/mét vuông đất, mà lúc đó dân cư cũng không có đông đúc lắm, cái thời năm 2014 ấy mà, nhà cửa thưa thớt lắm chứ đâu có phải giống như bây giờ nhà nhà san sát nhau, cho nên cái giá 7,7 tỷ là quá đắt.
Kèn cựa nhau, lời qua tiếng lại, ba má tôi lại là người khéo ăn nói, hơn nữa chủ đất họ cũng muốn bán gấp miếng đất để sang nước ngoài định cư với con cái, cho nên cuối cùng hai bên chốt lại với cái giá 6,5 tỷ, xuống được 1 tỷ 2 quá đẹp cho một mối tình!
Có đất, có nhà cửa đàng hoàng, cả nhà chúng tôi bắt đầu tiến tới việc làm ăn mới tại cái đất Đà Lạt này, thường thì xứ lạnh Đà Lạt hay tập trung vào 2 yếu tố, là du lịch và trồng trọt. Du lịch thì gia đình chúng tôi không có khả năng để làm, nhưng về phần trồng trọt thì ba má tôi đều là dân trong nghề.
Với số vốn có được từ việc bán đất ở quê, hai ông bà trực tiếp thuê hẳn một quả đồi cách chỗ ở hiện tại khoảng chừng 12km, nằm gần núi Langbiang. Hai ông bà nhà tôi vốn hợp tính nhau, đã không làm thì thôi, mà nếu làm thì phải làm cho lớn, chơi hẳn một ngọn đồi mới chịu.
Ba má tôi nhắm ngay cái thời điểm đang độ tháng 6, tháng 7, tiết trời mát mẻ sắp sửa bước sang mùa thu, là thời điểm thích hợp cho việc trồng hoa, ông bà có ý định làm một vườn hoa tại ngọn đồi kia. Nói gì chứ hoa cỏ là thứ thiết yếu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày được, chúng góp phần cho cuộc sống thêm muôn màu, muôn vẻ hơn.
Và rồi, mọi thứ bắt đầu trở về với quy luật vốn có, thích nghi và phát triển.
Mất đâu đó hơn tháng rưỡi, gia đình chúng tôi bận bịu loay hoay sắp xếp lại mọi thứ, nào là nhà cửa, vườn tược, ba má tôi phụ trách “chăm chút” ngọn đồi kia, ông bà thuê vài nhân công cày xới tiến hành làm lại đất đai, rồi trang bị thêm thiết bị trồng trọt như nhà lưới, bạc phủ, béc tưới cây,…v.v.
Mọi việc đều do hai ông bà làm chủ, tôi và vợ chỉ biết đứng một bên để học hỏi, lâu lâu ba má có nhờ cái gì đó thì giúp, chứ việc thuê mướn, phân phát này hai vợ chồng chúng tôi thật sự không có rành lắm.
…
Nói một chút về gia đình tôi, ba tôi là ông Tâm, vì vai thứ tư nên mọi người hay gọi ổng là ông Tư Tâm, năm nay đã ngoài 50, chuẩn bị bước sang cái độ tuổi lão niên.
Má tôi là bà Nhung, bà nhỏ hơn ba tôi một con giáp, tính ra thì tuổi cũng đã lớn nhưng khi bà đứng cùng một chỗ với vợ tôi thì hai người không khác gì hai chị em, bởi má tôi gốc là con nhà quyền quý, cho nên rất biết sửa sang, trau chuốt vẻ ngoài.
Bởi thế, ông bà xưa nói chí phải: “Nhất dáng, nhì da, thứ ba đường nét”! Quả là không sai vào đâu được.
Hồi còn ở quê cứ hễ mỗi lần bả đi chợ là mấy ông hàng xóm hú hí kéo nhau ra ngồi cả đám ngoài quán cà phê ở đầu chợ, bao nhiêu ánh mắt đều đổ dồn lên vóc dáng phải gọi là “cực múp” của má tôi, ánh mắt ông hàng xóm nào cũng chất chứa sự thèm thuồng và đói khát muốn chiếm hữu cái cơ thể “lão hóa ngược”, mơn mở tràn trề nhựa sống kia.
Về phần vợ tôi, em là Hồng, một cô gái khá trẻ và hoạt bát, em không xinh như hoa hậu hay siêu mẫu, nhưng lại được cái là có vẻ ngoài rất ưa nhìn, có đôi mắt biết nói, hớp hồn những gã đàn ông cứng cựa, lại có cả vóc dáng mê người giống như má tôi vậy. Hơn nữa, em có một lợi thế nhỉnh hẳn, đó là em còn rất trẻ, tuổi đời chỉ mới đôi mươi mà em lại sở hữu cái vóc dáng chết người khiến cho thằng đàn ông nào nhìn thấy cũng muốn đi tù một vài lần.
…
Ở quê, người nông dân thường hay truyền miệng nhau: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Cái câu châm ngôn mà cứ hễ là nhà nông thì ai ai cũng rành sáu câu giọng cổ.
Ngọn đồi kia đã được cày bừa tươm tất và phân luống ra rõ từng hàng. Bắt đầu tới công cuộc tuyển chọn giống, ba má tôi đã có dự tính sẵn trong bụng, hai ông bà muốn gây dựng một vườn hoa thật lớn ở tại chỗ này, gồm các giống hoa: Hoa hồng cổ (hoa hồng Pháp), hoa dã quỳ, hoa Lavender, hoa tam giác mạch và hoa sao nhái. Tổng cộng có năm giống hoa được chọn và diện tích quả đồi được chia làm 5 phần riêng biệt từ chân đồi lên đến đỉnh đồi, mỗi khu như vậy sẽ trồng một loại hoa. Lại mướn thêm mười người nhân công để phụ việc.
….
20210901_184258.jpg
(Hình ảnh minh họa núi rừng Đà Lạt)
Ngày đầu tiên khởi công, phải nói một điều rằng cả gia đình bốn người chúng tôi khá là ngờ nghệch, việc trồng hoa nó lại khác xa so với trồng lúa hay làm vườn giống như ở quê, nó đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhận biết phôi hoa, biết cách chọn phôi như thế nào để cây khỏe mạnh, có đủ sức sống để vươn lên,…bấy giờ tôi mới nhận ra, mấy cái kinh nghiệm làm vườn, làm ruộng ở quê thật sự không thể áp dụng được bao nhiêu trên xứ đồi núi này.
Một lần nữa, chúng tôi lại được những người nhân công giúp đỡ, họ cũng như ba má tôi, từ ở dưới quê đi lên trên này làm ăn, làm cũng được lâu năm và tiếp xúc với rất nhiều chủ cả nên kinh nghiệm của họ phải nói là rất dày dặn và họ cực kỳ hiểu biết cách chăm sóc hoa cỏ.
Còn tiếp…